Thứ tư, 24/04/2024, 11:40

Thành tỷ phú miền Tây nhờ nuôi cá chình

Thứ hai - 06/06/2022 23:31
CÀ MAU - Sau thời gian thử nghiệm, ông Nguyễn Hữu Ánh, 65 tuổi, chuyển hơn 5 ha đất lúa năng suất thấp sang nuôi cá chình, thu lãi hơn tỷ đồng mỗi năm.
Thành tỷ phú miền Tây nhờ nuôi cá chình
Năm 1999, mô hình nuôi cá chình nước ngọt khá xa lạ với nông dân Cà Mau. Qua người quen ở Bình Thuận giới thiệu, ban đầu ông Ánh đôi chút ngần ngại. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định nuôi thử nghiệm một ao.Ông Nguyễn Hữu Ánh kiểm tra sức khoẻ đàn cá chình nuôi trong ao ở trang trại của mình. Ảnh: An Minh

Ông Nguyễn Hữu Ánh kiểm tra sức khoẻ đàn cá chình nuôi trong ao ở trang trại của mình. Ảnh: An Minh

Nghĩ là làm, ông Ánh bán 100 giạ lúa để mua 400 con cá chình giống từ Bình Thuận về nuôi tại ao nhà ở xã Tân Thành, TP Cà Mau, bất chấp sự phản đối của người thân. Nhờ vốn kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm, việc nuôi cá chình với ông không gặp nhiều khó khăn. Sau 18 tháng thả nuôi, ông Ánh tát ao, thu hoạch 330 con cá chình, trọng lượng 1-3 kg mỗi con (dài 40-60 cm) bán được 65 triệu đồng.

Khởi đầu thuận lợi, ông trích 40 triệu đồng từ tiền lãi ở vụ nuôi đầu tiên để đào thêm 8 ao và đều đạt hiệu quả. Nhu cầu thị trường tăng cao giúp giá cá chình ở mức cao 500.000-600.000 đồng mỗi kg nhiều năm liền. Đến năm 2011, ông Ánh đã thu lãi tiền tỷ từ việc nuôi loài cá lạ. Vài năm sau đó, mô hình nuôi cá chình trở thành phong trào hiệu quả ở Cà Mau.

Sau thời gian tích góp, năm 2019, ông Ánh quyết định đầu tư hơn 8 tỷ đồng mua hơn 5 ha đất năng suất thấp tại xã Tân Thành để đầu tư nuôi cá chình bài bản. Tại đây, ông thuê người đào 30 ao (mỗi ao rộng 800 m2). Hơn ba năm qua, trung bình mỗi năm, nông dân này thu lãi 1,3-1,5 tỷ đồng từ việc nuôi loại cá đặc sản.

 
Lứa cá chình được nuôi khoảng một năm tại trang trại của ông Nguyễn Hữu Ánh. Ảnh: An Minh

Lứa cá chình được nuôi khoảng một năm tại trang trại của ông Nguyễn Hữu Ánh. Ảnh: An Minh

Người nông dân 65 tuổi cho biết, cá chình dễ nuôi, rất ít bệnh, thức ăn chủ yếu là cá tạp có nhiều tại địa phương. Tuy nhiên, con giống có giá cao, nuôi trong thời gian dài mới thu hoạch được. Vì vậy, quá trình nuôi loài cá này phải tỉ mỉ và theo dõi thường xuyên.

Cụ thể, sau khi đào ao, người nuôi cần lấy nước vào ngâm 15-20 ngày, rồi bơm ra và đưa nước mới vào. Kế đó, nước phải được xử lý bằng vôi bột và sát khuẩn. Mực nước phù hợp để nuôi cá chình khoảng 1,6 m.

Ông Ánh lựa chọn giống cá chình loại 10 con mỗi kg, với giá khoảng 1,2 triệu đồng. Để hạn chế các bệnh đường ruột, ông cho cá ăn cách ngày, theo giờ cố định. Sau 7-8 tháng nuôi, cá tuỳ kích thước sẽ được tách sang những ao khác. Từ khi thả giống đến khi thu hoạch, cá phả được chuyển ao hai lần. Điều này ngoài việc giúp làm sạch môi trường sống, còn giúp cá chình lớn nhanh, ít hao hụt.

Cá được xuất bán sau khoảng 20 tháng nuôi. Với 40 ao nuôi, ông thu hoạch luân phiên, đảm bảo mỗi năm đều có sản phẩm. Hiện, cá chình được thương lái địa phương thu mua với giá 400.000-420.000 đồng mỗi kg. "Trung bình mỗi kg cá chình sẽ tốn khoảng 10 kg cá thức ăn. Nếu chăm sóc tốt, mỗi kg cá chình sau khi trừ chi phí có thể thu lãi 50-60 %", nông dân tiên phong nuôi loài cá đặc sản này ở Cà Mau nói.

 
Trang trại cá chình của ông Nguyễn Hữu Ánh ở TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

Trang trại cá chình của ông Nguyễn Hữu Ánh ở TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

TS Võ Thành Toàn, Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ), cho biết cá chình có hai loài, sống ở biển và nước ngọt. Cá chình nước ngọt có tên khoa học là Anguilla rostrata. "Cá chình khả năng thích nghi cao, tức có thể sống ở nước mặn, lợ và thậm chí là nước ngọt. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao do thịt ngon và được ưa chuộng", ông nói và cho biết, loài cá này nuôi hiệu quả nhất là ở lồng bè, nơi có thể trao đổi nước thường xuyên.

Cũng theo TS Toàn, hiện nguồn giống của loài cá này còn phụ thuộc vào tự nhiên. Để thuần hóa cá chình nước mặn thành ngọt, người nuôi mất thời gian giảm nồng độ muối để cá thích nghi, do đó việc chăm sóc phải kéo dài. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân có thể nuôi cá chình trong ao chung với một số loại cá khác để tiết kiệm thức ăn.

Ông Phan Tấn Lâm, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Thành, nói rằng nhờ nuôi cá chình, nhiều nông dân ở xã đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Thời gian tới, địa phương sẽ cùng các ngành chức năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất loại cá đặc sản này.

An Minh
Theo vnexpress
 Tags: cá chình

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HỖ TRỢ ONLINE
Kinh doanh 1

Phòng Kinh doanh

Phone number 0931.642.492
Email Zalo Messenger
Kinh doanh 2

Phòng kỹ thuật

Phone number 0977.468.368
Email Zalo Messenger

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây