Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường thấy ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thường bệnh nặng.
Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m vuông).
Triệu chứng bệnh:
- Xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn, hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao (cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió)
- Tôm giảm ăn hoặc không tăng ăn theo tuổi
- Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột.
- Tôm bị ốp, mỏng vỏ và teo nhỏ dần.
- Tôm chậm lớn.
Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn Vibrio bởi các nguyên nhân sau:
- Cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm như MBV và HPV.
- Sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám trên thành ruột.
Việc lây truyền bệnh:
- Không tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic)
- Gặp ở những nơi nuôi có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.
- ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa mưa.
- Tại trại giống: Có thể do trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc, hến...) hay nhiễm trực tiếp từ tôm bố mẹ.
- Tại ao nuôi: Có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trước lúc thu hoạch do tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH
- Thả tôm với mật độ thích hợp (20-25 con/m2)
- Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ.
- Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá...
- Chú ý quản lý môi trường. Có biện pháp thay nước định kỳ.
- Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.
Đối với chuẩn bị ao nuôi:
- Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao
- Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian:
- Chlorine 30ppm
- B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
- KMnO4 2-3ppm
- Hạn chế cua vào ao:
- Hạn chế ốc trong ao
- Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.
Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi
- Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi
- Trộn men vi sinh đường ruột Zymetin... vào thức ăn
- Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.
- Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
- C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
- Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.
Xử Lý
- Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300 (đã bị cấm sử dụng), Daitrim, Gregacin khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
- Thuốc diệt khuẩn
- Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.
Triệu chứng bệnh:
Nguyên nhân:
Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
Tảo độc tiết ra độc tố lài phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm (tảo đỏ có roi).
Tảo lam dạng sợi làm tróc lớp biểu mô trên đường ruột tôm (nước màu xanh lục đậm)
Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
Do nhiễm nguyên sinh động vật (Gregarina).
Do nhiễm độc tố thức ăn (Aflatoxin).
Phòng bệnh:
Tăng cường mức nước trong ao (1,2-1,5m).
Không nên nuôi mật độ trên 40 con/m vuông.
Không nên trộn nhiều chất béo vào thức ăn tôm.
Thường xuyên trộn Oli-mos, Bayrolac vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của tôm (2-4g/kg thức ăn), trộn chung 2 loại và cho ăn trong suốt vụ nuôi.
Sát trùng bằng nước Virkon A (0,5ppm), cứ 15 ngày/ lần để diệt khuẩn hoặc diệt vi sinh Aqua Guard (theo liều hướng dẫn) trong suốt vụ nuôi.
Không cho màu nước quá đậm, nhất là màu xanh lục đậm.
Trị bệnh:
Dùng Osamet Shrimp với liều 5-10g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày vào 2 suất ăn mạnh nhất trong ngày.
Đồng thời phải sát trùng nước bằng Virkon A (liều 1ppm).
Sau khi điều trị hết bệnh thì nên chuyển sang dùng liều phòng (Oli-mos, Bayrolac) sau đó 2 ngày.
Nếu ao nuôi theo quy trình vi sinh thì cấy lại vi sinh sau khi dùng Virkon A được 2 ngày.
Trường hợp phát hiện trong ao màu tảo đậm (thông thường có màu xanh lục đậm) lúc này nên lập tức thay nước giảm tảo (dùng nước đã qua sát trùng).
Lưu ý:
Hiệu quả của việc trị bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nếu phát hiện trễ thì hiệu quả sẽ thấp hơn, vì lúc này tôm ít ăn hoặc bỏ ăn, nên không thể đưa thuốc qua thức ăn được. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cho việc trị bệnh có hiệu quả.
KS. Trần Văn Huỳnh (Phòng kỹ thuật công ty Bayer Việt Nam), KHPT, 8/4/2005
Phòng trị bệnh phân trắng
Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng.
Triệu trứng:
-Triệu trứng dễ thấy nhất của bệnh là có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở gốc cuối gió từng đoạn từ 0.3 - 1cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Những sơị phân này có màu trắng đục trông như nhị hoa bần nổi trên mặt nước, người nuôi mới bắt gặp lần đầu có thể không nhận ra.
-Tôm giảm ăn nhanh sau khi thấy phân trắng xuất hiện, khi phân trắng xuất hiện nhiều sức ăn của tôm có thể giảm đi đến 80%.
-Quan sát đường ruột của tôm thấy thức ăn không đầy, đứt đoạn hoặc trống rỗng, đường ruột có những đốm màu vàng nhạt hoặc trắng nhất là ở phần cuối ruột.
-Bóp đốt bụng số một thấy thịt không đầy vỏ, vỏ mềm.
Nguyên nhân:
- Hiện nay chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên đa số ý kiến cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn Vibrio sp, đặc biệt là Vibrio harveyi hay các loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV tạo nguy cơ cảm nhiễm sau này.
- Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra nhóm nguyên sinh động vật Gregarines thường xuất hiện với tỉ lệ cao ở những ao bị bệnh phân trắng. Gregarines là nhóm nguyên sinh động vật có vòng đời phải sống nhờ vào hai ký chủ trung gian là nhóm thân mềm hai mảnh vỏ và nhóm giun nhiều tơ, vật chủ cuối cùng là tôm.
- Một nguyên nhân khác luôn đi kèm với bệnh này được ghi nhận là tôm nuôi với mật độ dày, ao có nhiều tảo lam, xử lý đáy ao chưa hoàn chỉnh.
Phòng bệnh:
-Chọn tôm giống có chất lượng tốt, thả mật độ hợp lý, tốt nhất là nên có xét nghiệm Gregarine trong ruột tôm giống.
-Quản lý môi trường nước nuôi chặt chẽ. Hạn chế tảo lam phát triển (có thể kết hợp nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm, cá rô phi có thể ăn tảo lam).
-Chọn thức ăn tốt, bảo quản kỹ, không để ẩm mốc, không sử dụng thức ăn tươi như: Nghêu sò, ốc, hến (vì đây là ký chủ trung gian của Gregarines).
-Sử dụng các chế phẩm vi sinh định kỳ.
Điều trị:
Bệnh phân trắng có thể điều trị với kết quả khả quan nếu phát hiện sớm sự xuất hiện của phân trắng trên mặt nước. Việc điều trị hiện nay chủ yếu bằng kháng sinh kết hợp với cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi.
- Trộn kháng sinh trị bệnh phân trắng vào thức ăn, cho tôm ăn liên tục 5 - 7 ngày. Sau đó bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột của tôm bằng cách trộn các chế phẩm vi sinh đường ruột và Vitamin C trộn vào thức ăn cho ăn 3 ngày liên tiếp.
- Việc cải thiện môi trường nuôi trong lúc điều trị là cực kỳ quan trọng giúp cho tôm nhanh hồi phục:
+ Tốt nhất là tiến hành thay nước (nước phải được xử lý ở ao lắng), thay 20 - 30 % lượng nước.
+ Dùng chế phẩm vi sinh.
+ Tăng cường sục khí.
+ Dùng các sản phẩm hấp thu khí độc ở đáy ao.
Theo NNVN (5/2005)
Bệnh phân trắng ở tôm sú
Đã từ lâu, khi nói đến dịch bệnh trên tôm sú, người trong nghề thường nghĩ ngay đến bệnh thân đỏ đốm trắng – một loại bệnh do virus gây nên và không có thuốc chữa trị. Tuy nhiên, từ hai năm qua thêm một loại bệnh mới xảy ra ở nhiều địa bàn nuôi tôm và đã gây ra thiệt hại không nhỏ, đó là bệnh phân trắng. Dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng mà chỉ thấy lác đác ở từng điểm.
Qua thực tế cho thấy, bệnh phân trắng thường xảy ra ở diện tích nuôi mật độ dày, chế độ nuôi kín hoặc ít thay nước, cộng với thời tiết thay đổi của mùa mưa. Mặc dù bệnh phân trắng không gây cho tôm chết hàng loạt nhưng đó là bệnh mãn tính, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm nên tôm thu có kích thước nhỏ, chất lượng kém và năng suất thấp. Vụ nuôi vừa qua, dù là vụ nuôi chính của năm 2003, nhưng do mùa mưa đến trễ, độ mặn nước tăng cao và nhiều người nuôi nôn nóng thả tôm sớm, cộng với hệ thống kênh mương cấp thoát nước không đảm bảo và đặc biệt là mật độ tôm thả rất cao, bình quân 70 con/m2 , nên đã tạo điều kiện cho dịch bệnh có cơ hội phát sinh. Ở huyện Hàm Tân vừa qua đã có 21 hộ thu hoạch trong đó có 10 hộ thua lỗ nặng do bệnh phân trắng; ở Hòa phú hơn 40 hộ nuôi tôm đều bị thất bại; ở Phan Rí có 8 hộ thu nhưng chỉ một hộ có lãi.
Bệnh phân trắng phần lớn thấy ở tôm có độ tuổi từ 40 – 50 ngày trở lên, ở độ tuổi này tôm bệnh nhưng không nặng. Đối với tôm 80 –90 ngày tuổi trở lên thì cơ hội mắc bệnh cao và chữa trị gặp nhiều khó khăn. Khi tôm bị bệnh phân trắng có nhiều biểu hiện như: bộ phận ruột tiếp giáp với gan phình to, phân trắng nổi lên mặt nước vào cuối gió, gan bị teo và nhỏ lại, đường ruột có những chấm màu vàng của đường... Tác nhân gây bệnh phân trắng có thể do vi khuẩn vibrio sp hoặc nhóm nguyên sinh động vật Gregarine hay có thể là một vài loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV.Thời gian qua, tỉnh ta và nhiều khu vực nuôi tôm ở miền Trung đã bị thiệt hại khá nặng do dịch bệnh phân trắng. Trong khi đó ở miền Tây, nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước ta thì hầu như không thấy dịch bệnh phân trắng xuất hiện, vì nơi đây thả tôm với mật độ vừa phải, tối đa là 30 post/15m2. Đặc biệt vụ tôm vừa qua có hơn 90% số hộ nuôi tôm ở khu vực này thu được thắng lợi.
Đến nay, tác nhân gây bệnh phân trắng vẫn chưa xác định được. Do đó bà con nuôi tôm tỉnh ta cần phải phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như cải tạo ao thật kỹ trước khi nuôi, nuôi tôm đúng vụ và thả tôm với mật độ vừa phải. Nếu cứ tiếp tục phá hủy môi trường theo cách nuôi như hiện nay thì trong tương lai chắc chắn sẽ xuất hiện thêm nhiều loại bệnh mới nữa và người chịu thiệt hại trước hết chính là bản thân những người nuôi tôm.
UYỂN TRANG - E-binhthuan, 13/12/2003
Bệnh phân trắng ở tôm sú và cách phòng, trị
Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.
Phòng bệnh
Xử lý môi trường ao nuôi tôm :
Chất hữu cơ nguồn gốc từ các chất cặn bã có trong đáy ao là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau :
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nguồn nước bằng hóa chất và chế phẩm sinh học.
- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, giống có chất lượng tốt, có chương trình cho tôm ăn đúng lượng cần thiết, quản lý, xử lý phiêu sinh vật tốt kể cả việc xử lý tuần hoàn để sử dụng lại và việc loại bỏ vật bẩn trong ao phải thực hiện thường xuyên.
- Xử lý đáy ao tốt trước khi nuôi tôm.
Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong gan theo định kỳ :
Bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn trong gan (chỉ với nhóm Vibrio).
Lấy mẫu : 10 con cắt bộ phận gan bỏ vào ống nhựa nhỏ đã vô trùng, cho vào dung dịch nước muối đã khử trùng 0,85%, nghiền nát và cấy trong môi trường TSBS. Nếu thấy vi khuẩn trong gan cao hơn 1x104 tế bào thì phải xử lý ngay.
Sử dụng men sinh học và Probiotic :
Trộn vào trong thức ăn, đây là hình thức đưa vào trong hệ thống tiêu hóa của tôm, một tập đoàn các vi sinh vật có lợi và các men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm giúp tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.
Phương pháp sử dụng : Trộn theo tỷ lệ 0,5kg cho 200kg thức ăn cho tất cả các lần ăn. Có những trại tôm đã bị bệnh phân trắng khi sử dụng kháng sinh kết hợp NAVET-BIOZYM đã làm tôm khỏi bệnh.
NNVN 29/8/2003